Tư vấn bán hàng

Tư vấn bán hàng

0985 818 227
Hotline hỗ trợ

Hotline hỗ trợ

024 3951 8242

Danh sách sản phẩm

9 kinh nghiệm mua đồ gỗ cũ hiệu quả bạn cần biết

Chia sẻ kinh nghiệm mua đồ gỗ cũ hiệu quả mà chúng tôi tổng hợp được sau nhiều năm buôn bán đồ gỗ cũ. Hãy cùng tìm hiểu những kinh nghiệm mua đồ cũ ngay dưới đây để có thể sở hữu cho mình những món đồ chất lượng và phù hợp nhất nhé. 

Xem thêm:

1. Chọn địa điểm, nơi bán đồ gỗ cũ uy tín

Sản phẩm đồ cũ nói chung và đồ gỗ cũ nói riêng đều là đồ đã qua sử dụng một thời gian, hoặc có thể là đồ chưa sử dụng nhưng là hàng thanh lý vì thế mỗi sản phẩm sẽ có những đặc điểm khác nhau. Do đó một trong những kinh nghiệm mua đồ gỗ cũ bạn cần chú ý.

  • Phân loại sản phẩm: Nhìn chung đồ gỗ cũ thường sẽ có hai loại đồ gỗ cũ đã qua sử dụng và đồ thanh lý chưa sử dụng, đồ trưng bày. Đối với đồ thanh lý còn mới chất lượng sản phẩm phải từ 50% trở lên so với ban đầu và có thể hơn như 80%, 90%. 
  • Nguồn gốc sản phẩm khác nhau: Hàng “xịn” chất lượng cao được sản xuất từ nước ngoài đã qua sử dụng hoặc hàng nội địa, hàng liên doanh…

Ông Thưởng: Chủ chợ đồ cũ nội thất

Ông Nguyễn Văn Thưởng – chủ chợ đồ cũ nội thất Thưởng Thưởng uy tín, lớn nhất miền Bắc

Chính bởi vậy, địa chỉ uy tín được xem là yếu tố quan trọng nhất mà người mua cần lưu tâm hàng đầu khi chuẩn bị mua đồ gỗ cũ. Những địa chỉ uy tín sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin chính xác về nguồn gốc, chất lượng, thời gian sử dụng trước và giá cả để bạn đầu tư mua. 

Xem thêm:

2. Đánh giá sản phẩm qua chất liệu gỗ 

Khi tiến hành mua đồ gỗ cũ bạn nên lưu ý kiểm tra các bộ phận gỗ cấu thành sản phẩm như:

  • Khung cửa
  • Mặt kéo
  • Chân, mặt bàn
  • Các cạnh…

Các bộ phận này phải được cấu thành từ cùng một loại gỗ.

Nếu gỗ có hoa văn sơn, vân gỗ thì phải đảm bảo tính thẩm mỹ:

  • Đẹp mắt
  • Sắc nét
  • Phần trăm bong tróc ít
  • Không có dư thừa

Bạn nên tránh mua các loại đồ dùng mà có bộ phận gỗ đóng bên trong như: ngăn kéo, tấm lót, tấm ngăn… bị mối mọt, sứt sẹo, chắp vá hay thiếu hụt. Kinh nghiệm mua đồ gỗ cũ quét sơn phải đạt các tiêu chuẩn sau: sơn phải bóng đẹp, có màu đồng đều, không có nếp nhăn hay vết sần.

Không nên chọn những đồ gỗ có màu quá tương phản nhau trên cùng một bộ phận để đạt được tính thẩm mỹ cao và tránh sản phẩm lắp ghép từ nhiều loại gỗ khác nhau.

3. Không đánh giá bằng cảm quan bên ngoài

Đa số người mua đồ gỗ đều đánh giá sản phẩm bằng hình thức bên ngoài như nhìn bằng mắt hay dùng tay sờ nhẹ lên bề mặt sản phẩm. Việc kiểm tra sản phẩm như vậy sẽ là cho bạn không đánh giá đúng chất lượng sản phẩm, không giúp bạn kiểm tra được các bộ phận bên trong sản phẩm cũng như các nút ghép, các ngăn kéo, các lỗ hổng bên trong của sản phẩm. 

Vì thế kinh nghiệm mua đồ gỗ cũ điều cấm kỵ và không nên khi đua mua sản phẩm gỗ cũ đó chính là không được đánh giá sản phẩm bằng cảm quan bên ngoài, mà hãy đánh giá sản phẩm bằng cả tất cả cảm giác, tất cả giác quan cùng với đó là vận dụng các kinh nghiệm có sẵn về đồ gỗ để có thể mua được sản phẩm ưng ý bạn nhất.

mua đồ gỗ cũ không đánh giá bằng cảm quan bên ngoài

Không lựa chọn đồ gỗ cũ bằng cảm quan bên ngoài

4. Đi cùng người có kiến thức về gỗ

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm mua đồ gỗ cũ thì nên rủ người thân có kiến thức về đồ gỗ đi cùng là điều nên làm. Khi có kiến thức về gỗ, bạn sẽ dễ dàng đánh giá được chất lượng sản phẩm còn tốt hay không, loại gỗ sản xuất sản phẩm thuộc nhóm gỗ tốt hay xấu, cách bịt viền của đồ gỗ có bằng phẳng, chắc chắn không, sản phẩm đã được sửa chữa hay chưa, gỗ có nguyên tấm hay không…  

5. Tìm hiểu trước thông tin nhận biết các loại gỗ trên website

  • Hiện nay, các sản phẩm từ đồ gỗ được làm từ nhiều loại gỗ khác nhau, từ gỗ công nghiệp cho đến gỗ tự nhiên. Việc nhận biết các loại gỗ cơ bản này không hề quá khó.
  • Nếu bạn chưa am hiểu về gỗ thì chỉ cần tìm kiếm thông tin, đặc tính của các loại gỗ trên google, các website về gỗ thì có thể cơ bản nhận biết được. Việc tìm hiểu thông tin các loại gỗ sẽ cho bạn biết giá trị của từng loại sản phẩm.
  • Thông thường, những sản phẩm làm từ gỗ hương, gỗ lim, gỗ tràm, gỗ đỏ tự nhiên sẽ có giá thành cao, có khi gấp nhiều lần các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp. 

kinh nghiệm mua đồ gỗ cũ bằng cách nhận biết thông tin các loại gỗ trên website

Kinh nghiệm mua đồ gỗ cũ là tìm hiểu trước thông tin về các loại gỗ trên website

6. Kiểm tra xem sản phẩm còn nguyên bản hay đã được tu sửa lại

Đa số các cửa hàng sau khi thu mua đồ gỗ cũ về thường tân trang lại sản phẩm cho mới, để bán ra cho được giá. Việc tân trang này một phần đem lại lợi ích bằng nhau cho cả người mua và người bán, tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận người kinh doanh lựa chọn tân trang lại sản phẩm để thu lợi cao cho bản thân mình.

Họ tân trang lại cả những sản phẩm đồ gỗ quá cũ, thời gian sử dụng còn quá ngắn hay lắp ghép các sản phẩm đồ cũ không cùng loại gỗ lại với nhau để tạo ra sản phẩm mới. 

Vì thế, kinh nghiệm mua đồ gỗ cũ khi đi mua đồ gỗ bạn cần tìm hiểu xem sản phẩm bạn mua có được tân trang lại không, nếu tân trang lại thì tân trang nguyên bản hay tu sử, lắp ghép các bộ phận khác lại với nhau.

7. Kiểm tra các bộ phận của sản phẩm

Kiểm tra xem các sản phẩm có khít hay cong, vênh chỗ tiếp nối, mối, mọt hay không.

Đặc tính của đa số các sản phẩm đồ gỗ đó là sự lắp ghép của các bộ phận lại với nhau tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Các bộ phận này lắp ghép, giữ chặt với nhau nhờ lớp keo dính gỗ và kích thước các nút ghép bằng nhau. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng sản phẩm, các nút ghép này sẽ bị biến dạng, bị tách ra do tác động của con người, của môi trường.

Vì thế, khi lựa chọn mua sản phẩm gỗ cũ bạn cần phải kiểm tra các bộ phận của sản phẩm, kể cả những bộ phận nhỏ nhất, xem chúng có khít với nhau hay bị cong, bị lệch nút ghép, có bị mối, mọt, gián gặm nhấm không,…

Nếu sản phẩm vẫn còn chắc chắn, tốt thì bạn nên mua, còn nếu sản phẩm đã bị cong, vênh, lỏng lẻo các nút ghép thì chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn những sản phẩm khác, tránh trường hợp tiền mất mà của không còn.

8. Kiểm tra họa tiết hoa văn, chạm khắc

Điểm nổi bật thu hút người dùng sử dụng đồ gỗ chính là hoa văn, họa tiết, chạm khắc có trên các bề mặt sản phẩm gỗ. Những hoa văn, họa tiết, chạm khắc này được điêu khắc tỉ mỉ và là bộ phận cần được bảo vệ nhất. Vì thế một trong những kinh nghiệm mua đồ gỗ cũ có thể dựa vào đặc điểm hoa văn, họa tiết để bạn đánh giá sản phẩm. 

Nếu hoa văn, họa tiết còn mới, các nét chạm chỗ còn cạnh sắc nhọn, chưa bị gãy vỡ nhiều thì sản phẩm còn tốt. Ngược lại, nếu những hoa văn, chạm khắc bị đứt gãy nhiều, màu sơn bị bạc, không còn độ sắc nhất định thì sản phẩm đã được sử dụng thời gian lâu và không được bảo quản, vệ sinh thường xuyên. 

Bên cạnh đó, các yếu tố hoa văn, chạm khắc cũng đóng vai trò quan trọng quyết định tính thẩm mĩ của sản phẩm đồ gỗ. Chạm khắc, hoa văn càng tinh tế, cao sang chứng tỏ sản phẩm có giá trị, công sức tạo nên sản phẩm rất nhiều.

kiểm tra họa tiết hoa văn

Một trong kinh nghiệm chọn mua đồ gỗ cũ là kiểm tra họa tiết hoa văn trên sản phẩm

9. Dùng thử trực tiếp tại cửa hàng

Đồ gỗ đa số các sản phẩm đều được lắp ghép từ những bộ phận nhỏ lại với nhau. Chính vì vậy, sau một thời gian sử dụng, các khớp nối sẽ có hiện tượng lỏng lẻo, bung ra khỏi vị trí.

Dù những chỗ ghép nối này nhỏ nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như là sẽ gây ra tiếng động khi bạn sử dụng, hoặc nặng hơn có thể bị gãy, bị bong hoàn toàn không thể ghép lại với nhau. 

Vì thế kinh nghiệm mua đồ gỗ cũ nhiều người áp dụng là bạn nên yêu cầu người bán hàng cho bạn trực tiếp sử dụng sản phẩm tại cửa hàng để kiểm tra xem sản phẩm có được chắc chắn không. Ví dụ như tủ thì bạn thử đóng, mở cửa tủ, mở các ngăn kéo, giường thì bạn có thể nằm thử, kiểm tra các miếng ván ghép ở đầu giường, cuối giường, các thanh ngang, thanh dọc,…

10. Những điều cần làm sau khi mua đồ gỗ cũ về

“Của bền tại người”, do đó khi mua đồ gỗ cũ về, bạn cũng cần cẩn trọng trong sử dụng để món đồ được bền và đẹp nhất. Dưới đây là 3 kinh nghiệm mua đồ gỗ cũ, cách bảo quản sao cho tốt hơn, kéo dài thời gian sử dụng, mong sẽ giúp ích cho người tiêu dùng

10.1. Cần tu sửa, tân trang lại sản phẩm

Đồ gỗ cũ sau một thời gian sử dụng cùng với việc để lâu không vệ sinh lau chùi sẽ đánh mất đi một phần nào đó giá trị thẩm mĩ của gỗ. Vì thế, khi mua đồ gỗ về điều đầu tiên bạn nên làm đó là tân trang lại sản phẩm. 

Tùy vào trình trạng sản phẩm, bạn có thể dùng sơn bóng đánh bóng lại, sơn lớp sơn mới phù hợp hơn. Việc tân trang lại sản phẩm không chỉ giúp sản phẩm trông đẹp hơn và còn có tác dụng bảo vệ phần gỗ bên trong, chống lại hơi ẩm và mối mọt, tăng tuổi thọ cho sản phẩm. 

10.2. Đối với sản phẩm có những vết rạn nứt nhỏ

Không phải sản phẩm đồ gỗ cũ nào chúng ta mua về cũng hoàn hảo, có những đồ chất lượng còn tốt nhưng có một vài vết nứt nhỏ thì bạn nên để sản phẩm tránh xa với ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Bởi ánh sáng mặt trời có chứa tia cực tím cao, sẽ tác động đến các lớp vec-ni, sơn phủ, sơn bóng đồ gỗ. Ánh nắng cũng có thể khiến gỗ bị nóng và khô hơn, làm gỗ giãn nở và cong vênh, khiến vết nứt to hơn, thậm chí toác hẳn ra và không thể sử dụng được nữa.   

Kinh nghiệm mua đồ gỗ cũ sau khi mua về là bạn có tìm cách chèn thêm hoặc hàn các khe nứt bằng bột gỗ và keo chuyên dụng nếu có thể. Tùy vào nhu cầu và điều kiện của bản thân, hãy chăm sóc sản phẩm cho hợp lý để tăng độ bền. 

10.3. Đặt thuốc chống mối mọt xung quanh sản phẩm 

Côn trùng, mối, mọt được biết đến là những sinh vật gây hại, phá hủy đồ gỗ trong gia đình bạn. Vì thế, khi mua sản phẩm gỗ về hay sản phẩm đã xuất hiện các dấu vết như chấm đen, gỗ mụn do bị mối, mọt đục lỗ hay côn trùng làm tổ ở trong thì nên sử dụng các chất chống côn trùng thấm vào từng lỗ nứt của gỗ bằng bút lông. 

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các hóa chất như long não để tránh mọt, kiến, hoa tiêu không có môi trường sinh sống và phá hủy đồ gỗ. 

Đồ gỗ nếu được làm tốt và bảo quản đúng cách sẽ có tuổi đời rất lâu. Do đó, hãy vận dụng hết những kinh nghiệm mua đồ gỗ cũ trên đây để có thể lựa chọn cho mình món đồ cũ phù hợp và có phương án bảo dưỡng, bảo quản phù hợp để sở hữu những sản phẩm bền cùng năm tháng nhé. 

[TheChamp-Sharing]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *