Tư vấn bán hàng

Tư vấn bán hàng

0985 818 227
Hotline hỗ trợ

Hotline hỗ trợ

024 3951 8242

Danh sách sản phẩm

Cơ ngơi trăm tỷ đồng của ‘vua đồ cũ’ Nguyễn Văn Thưởng

Từng tấm kính vỡ, chiếc ghế inox han rỉ, bong mối hàn, bộ bàn ghế cũ, đồ dùng lỗi mốt được thân chủ bỏ, thanh lý, thấy “tiếc của”, Nguyễn Văn Thưởng đã mua lại về lau chùi, gia cố rồi đem ra bày bán. Từ số vốn ít ỏi đến nay, tài sản của “vua chợ đồ cũ” đã có giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Tận dụng đồ cũ khi còn trong quân ngũ
Người đàn ông có dáng người thấp nhỏ, trên tay cầm chiếc giẻ, cẩn thận lau chùi các vết cáu bẩn bám quanh chiếc bếp inox cũ, rỉ vừa mua được. Đó là Nguyễn Văn Thưởng (45 tuổi), ông “vua chợ đồ cũ” ở chợ đầu mối Bắc Thăng Long, Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội.

Cơ ngơi hàng trăm tỷ đồng của “vua chợ đồ cũ” Nguyễn Văn Thưởng
“Vua chợ đồ cũ” Nguyễn Văn Thưởng đang lau chùi chiếc bếp inox cũ vừa mua thanh lý được. Ảnh Xuân Hải.

Trong căn phòng làm việc của “vua chợ đồ cũ”được bày biện khá đơn giản, bên cạnh bộ bàn ghế nan gỗ đã sờn là chiếc bàn nhỏ để bộ máy vi tính. Chỉ bộ bàn ghế đang ngồi anh Thưởng cho biết: “bộ bàn ghế này làm bằng gỗ sưa đấy, tôi mua được cách đây 5 năm rồi, nhìn đơn giản, cũ như vậy nhưng bây giờ nó có giá hơn 100 triệu đồng”. Rót nước mời khách, anh Thưởng kể về cơ duyên đã dẫn anh đến với việc kinh doanh đồ cũ.
Sinh ra ở vùng quê nghèo xã Ngọc Thiện, Tân Yên, Bắc Giang, gia đình Nguyễn Văn Thưởng còn nghèo, khó khăn hơn bởi có tới 10 anh chị em, là con thứ 5 trong gia đình Thưởng cũng phải sớm ra đồng như bao anh chị em khác và cái nghèo cứ đeo đẳng gia đình đến khi anh đi bộ đội năm 1986.
Với tính cẩn thận, chịu khó, trong quân ngũ những đồ dùng của Thưởng lúc nào cũng sạch sẽ, từng cái bát, cái thìa cũ của anh em vứt bỏ được anh nhặt về cọ rửa lại như mới.
Năm 1989, rời quân ngũ trở về địa phương, khi đó vùng quê nghèo Ngọc Thiện còn chưa có điện lưới quốc gia, tận dụng nguồn nước sông, suối bà con nơi đây phải dùng thủy điện nhỏ. Mạnh dạn vay vốn bạn bè, Nguyễn Văn Thưởng xin đấu thầu lại trạm thủy điện nhỏ của xã để đầu tư, nâng cấp cung cấp điện cho bà con làng xóm.
Đến năm 1995, do nguồn nước cạn dần và để phục vụ cho nông nghiệp, thủy điện tạm dừng, tích luỹ được ít vốn liếng, anh Thưởng lại chuyền nghề kinh doanh sang sản xuất bia vi sinh rồi mở cây xăng nhỏ.
Để tiết kiệm chi phí mở xưởng sản xuất bia vi sinh, anh Thưởng đã tìm mua những thiết bị đồ dùng đã cũ hoặc các xưởng bia thanh lý đem về lắp đặt, việc làm này đã tiết kiệm cho anh khoảng 60% chi phí.
Cuối năm 2008, do đời sống của bà con ngày càng được nâng cao, việc kinh doanh bia vi sinh trở lên khó khăn, Nguyễn Văn Thưởng kéo theo gần 10 lao động ở quê ra Hà Nội mở dịch vụ chuyển nhà thuê.
Ban đầu khi chuyển nhà, thấy nhiều gia đình vứt, bỏ đi nhiều vật dụng cũ, hư hỏng, Thưởng lại xin về gia cố để sử dụng. Sau đó, công việc ngày càng nhiều anh xin mua lại đồ cũ của các gia đình chuyển nhà để đem về gia cố, sửa chữa và bán lại với giá vừa phải kiếm chút lời. Công việc mới đầu tưởng chừng không suôn sẻ, ít hỏi mua nhưng khi biết rất nhiều người tìm đển để mua đồ dùng cũ.
“Những đồ dùng của người này chán bỏ đi nhưng đối với người không có lại rất thích”, anh Thưởng cười nói.
Có hàng trăm tỷ nhờ kinh doanh đồ cũ
Công việc kinh doanh đồ cũ, phế liệu ngày càng phát triển, nhu cầu “mua đồ cũ” của người dân rất lớn, đầu năm 2009, Nguyễn Văn Thưởng đã thuê của hàng rộng 500 m2 nhưng vẫn không đủ sức chứa.
Trong thời điểm này ở Hà Nội rất nhiều cửa hàng, quán, cơ quan bán đồ thanh lý, từ những đồ dùng của quán phở giải nghệ đến, quán cà phê, văn phòng, công ty tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước thanh lý đồ cũ đều có người giới thiệu đến bán cho anh.

Cơ ngơi hàng trăm tỷ đồng của “vua chợ đồ cũ” Nguyễn Văn Thưởng
Chợ đồ cũ rộng hơn 10.000m2. Ảnh Xuân Hải.

Tháng 6/2009, Nguyễn Văn Thưởng đã tìm đến các hộ tiểu thương của chợ đầu mối Bắc Thăng Long để thuê lại tất cả các gian hàng trong khu vực bán hàng nông sản để mở “chợ bán đồ cũ”, với tổng diện tích hơn 10.000m2. Số người lao động tham gia làm việc tại chợ đồ cũ lên đến hơn 100 người. Đây cũng là chợ đồ cũ với quy mô lớn nhất cả nước.
Anh Thưởng cho biết, thấy chợ đầu mối Bắc Thăng Long của Tổng công ty thương mại Hà Nội “bỏ hoang” thấy tiếc tôi đã tìm đến thuê lại các hộ dân có gian hàng ở đây với thời gian là 20 năm để thành lập “chợ đồ cũ”.

Cơ ngơi hàng trăm tỷ đồng của “vua chợ đồ cũ” Nguyễn Văn Thưởng
Hàng hóa được bày cả ra ngoài khuôn viên chợ. Ảnh Xuân Hải.
Cơ ngơi trăm tỷ đồng của 'vua đồ cũ' Nguyễn Văn Thưởng
Thậm chí để tràn cả lên bãi cỏ bên trong khuôn viên chợ.
Cơ ngơi trăm tỷ đồng của 'vua đồ cũ' Nguyễn Văn Thưởng
Bên trong khu vực ngành hàng nông sản được thay thế bằng các mặt hàng dân dụng của chợ đồ cũ.
Cơ ngơi trăm tỷ đồng của 'vua đồ cũ' Nguyễn Văn Thưởng
Khu vực bày bán ghế nhựa cũ.
Cơ ngơi trăm tỷ đồng của 'vua đồ cũ' Nguyễn Văn Thưởng
Khu vực bày bán đồ dùng văn phòng, quán cà phê cũ.
Cơ ngơi trăm tỷ đồng của 'vua đồ cũ' Nguyễn Văn Thưởng
Xưởng gia cố đồ cũ cũng nằm trong một góc khu vực chợ nông sản.
Cơ ngơi trăm tỷ đồng của 'vua đồ cũ' Nguyễn Văn Thưởng
Bồn nước, kệ để hàng bằng inox được bày ngay lối ra vào khu nhà chính của chợ.
Cơ ngơi trăm tỷ đồng của 'vua đồ cũ' Nguyễn Văn Thưởng
Từ ly cà phê, bếp nấu bằng cồn, đĩa sứ cũ đủ loại được bày bán tại đây.
Cơ ngơi trăm tỷ đồng của 'vua đồ cũ' Nguyễn Văn Thưởng
Khu vực đồ điện dân dụng cũ tràn ngập cả lối đi.
Cơ ngơi trăm tỷ đồng của 'vua đồ cũ' Nguyễn Văn Thưởng

Từ những vật dụng trong gia đình đến những phế liệu xây dựng có khối lượng lớn ở chợ đồ cũ của Nguyễn Văn Thưởng đều có cả. Chính vì vậy nhiều người trong nghề kinh doanh gọi anh là “vua chợ đồ cũ”.
Tham quan khu chợ đồ cũ, xung quanh lối đi rộng khoảng 3m tràn ngập các mặt hàng, đồ dùng xếp ngăn nắp, cao ngất theo từng khu vực. Chợ chia thành 2 khu vực nhà xưởng riêng biệt, một xưởng rộng hơn 5000m2 để bày bán những đồ dùng, vật dụng trong sinh hoạt gia đình. Những bộ bàn ghế, ấm chén uống nước đến chiếc giường, tủ, nồi niêu…tất cả được xếp ngay ngắn trên nhưng giá kệ cao hơn 10m.
Xưởng bên cạnh lại được bày bán những đồ dùng cũ để kinh doanh như mở quán cà phê, cơm phở, đồ điện tử.
Đang dẫn tôi đi thăm chợ, anh Thưởng lại có điện thoại của doanh nghiệp sản xuất kính hẹn đến lấy hàng. “Từ những tấm kính vỡ nát nếu vứt bỏ ra môi trường rất có hại, nguy hiểm nhưng tôi đã thu gom về lau rửa sạch sẽ để bán lại cho nhà máy sản xuất kính, đấy cũng là tiền cả”, anh Thưởng cho hay.
Ngoài khu chợ đồ cũ ở Hà Nội, mới đây Nguyễn Văn Thưởng đã mở thêm “chợ đồ cũ” ở Tân Yên, Bắc Giang, rộng hơn 5000m2, tạo việc làm thêm cho 20 lao động tại địa phương.
“Khi thấy tôi mua lại những đồ, vật dụng cũ bỏ đi nhiều người nhìn tôi cười bảo “đồ hâm” nhưng tôi quyết tâm làm nhằm thay đổi cách nghĩ của nhiều người rằng đồ cũ không phải là đồ bỏ đi”, anh Thưởng nhấn mạnh.
Từ ý tưởng táo bạo, ý chí vươn lên thoát nghèo, việc kinh doanh đồ cũ ban đầu nhiều người cho Nguyễn Văn Thưởng là gàn dở nhưng chỉ qua 4 năm việc kinh doanh đã mang lại cho ‘vua chợ đồ cũ” hàng trăm tỷ đồng.
Xuân Hải
Nguồn INFONET

[TheChamp-Sharing]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *